- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Quế chi, mướp đắng là một vài thực phẩm có khả năng hạ đường huyết
Top 5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Tôi như “chết đuối vớ được cọc” khi tìm đúng cách điều trị đái tháo đường
8 thực phẩm giàu carbohydrate tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Dưới đây là một số thực phẩm và thảo dược có thể giúp hạ đường huyết, giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn:
Quế chi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại gia vị phổ biến này có thể làm giảm lượng đường huyết tới 24%. Ngoài ra, bổ sung quế chi có thể giúp làm giảm lượng triglycerides tới 23%, giảm lượng cholesterol “xấu” LDL tới 18%. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường đồng thời mắc các bệnh về gan nên hạn chế sử dụng quế chi trong chế độ ăn hàng ngày.
Lá neem
Chiết xuất lá neem có thể giúp giảm lượng đường huyết cho người bệnh đái tháo đường. Lá neem còn giúp tăng lưu thông máu, làm giảm nguy cơ biến chứng do bệnh đái tháo đường.
Mướp đắng
Mướp đắng giúp hạ đường huyết, khắc phục các triệu chứng đái tháo đường
Mướp đắng có chứa charantin, polypeptide-p và vicine - các hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết, khắc phục các triệu chứng đái tháo đường. Các hoạt chất này có thể hoạt động cùng nhau hoặc hoạt động riêng lẻ để hạ đường huyết. Ngoài ra, lectin trong mướp đắng cũng có tác dụng tương tự như insulin trong cơ thể, đồng thời giúp giảm cảm giác thèm ăn cho người bệnh đái tháo đường.
Lá xoài
Lá xoài - loại lá quen thuộc trong vườn nhà nhưng có công dụng ít người biết đến, đó là giúp hạ đường huyết hiệu quả, ngừa biến chứng đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoạt chất 3 beta - taraxenol trong lá xoài có thể giúp giảm rối loạn dung nạp glucose lúc đói, tăng khả năng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào, từ đó giúp giảm đường huyết hiệu quả.
Hoàng bá
Berberin trong vỏ hoàng bá giúp điều hòa chuyển hóa glucose, hạ đường huyết. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, hiệu quả hạ đường huyết của berberin tương đương với một số loại thuốc hạ đường huyết thông dụng như Metformin.
Hạt cỏ cà ri
Hạt cỏ cà ri có thể giúp kích thích các tế bào tụy sản sinh insulin, từ đó giúp giảm và ổn định đường huyết. Ngoài ra, hạt cỏ cà ri còn có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giúp làm sạch gan, ngăn ngừa các tổn thương gan do rượu gây ra.
Hành tây và tỏi
Mặc dù không có tác dụng mạnh, hành tây và tỏi vẫn có thể giúp giảm lượng đường huyết, nồng độ triglycerides và cholesterol trong máu. Cụ thể, hành tây và tỏi có chứa alliin, một hợp chất giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nhân sâm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường bổ sung nhân sâm có thể giúp ổn định đường huyết lúc đói. Ngoài ra, nhân sâm còn làm tăng tốc độ phục hồi của lớp lót trong lòng động mạch, từ đó giúp làm giảm nguy cơ đau tim - một trong những biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường.
Hạt chia
Với hàm lượng chất xơ cao, acid béo omega-3, các chất chống oxy hóa và giàu calci, hạt chia có thể giúp giảm lượng triglycerides và cholesterol “xấu” LDL, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, hạt chia cũng có những tác động tích cực tới chỉ số đường huyết, giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn.
Vi Bùi H+ (Theo Diabeteshealthpage)
Thay vì dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, kết hợp các thảo dược Mướp đắng, Quế chi, lá Neem, Hoàng bá, lá Xoài với hàm lượng thành phần phù hợp và tối ưu sẽ giúp giảm và kiểm soát đường huyết tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường.
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.
Bình luận của bạn